Nếu bạn muốn học Piano, bạn phải bắt đầu học ngay và cần thực hành trên đàn thường xuyên.
Câu chuyện truyền cảm hứng về việc học Piano nhanh của Ryan Gosling là hình mẫu điển hình. Anh bắt đầu với Piano khi hóa thân thành nghệ sĩ piano nhạc Jazz trong bộ phim "La-La Land", bộ phim đã thắng giải Oscar.Gosling dành ra 2 giờ học 5 ngày mỗi tuần suốt 3 tháng để có thể hoàn thành phân cảnh chơi Piano trực tiếp trong phim. Kết quả là đây trở thành phân cảnh nổi bật và gây chú ý nhất phim.
Gosling đã làm được và bạn cũng sẽ làm được!
Đầu tiên, bạn cần xác định thể loại nhạc mà bạn muốn chơi trên Piano. Sau đó, bạn sẽ bắt đầu hành trình học Piano của mình với các bước sau đây:
1. Học các kỹ năng căn bản
2. Học cách đọc văn bản âm nhạc
3. Học cách bấm các hợp âm
4. Học cách rải hợp âm
5. Luyện tập ngón đàn khéo léo
6. Tập đàn trên từng tay riêng biệt
7. Tập đàn chậm rãi
8. Tập đàn phần khó trước
9. Đừng luôn đàn từ đầu bản nhạc
10. Dành nhiều thời gian tập luyện trên đàn Piano
1. Học các kỹ năng căn bản:
Nếu bạn là người lần đầu làm quen với Piano, trước tiên bạn cần dành vài phút để làm quen với tư thế ngồi trên đàn: Lưng thẳng, bàn tay thẳng hàng với cánh tay, các ngón tay cong tròn theo chiều hướng xuống phím đàn. Đây là kỹ năng cơ bản và cũng rất quan trọng khi chơi Piano. Một tư thế đúng sẽ giúp bạn có thể luyện tập trên Piano nhiều giờ liền.
Tiếp theo, bạn cần học số thứ tự các ngón tay tương ứng với các nốt nhạc cơ bản. Việc này giúp bạn dễ nhớ ngón tay nào sẽ chơi cho nốt nào và dễ dàng chuyển từ nốt này sang nốt tiếp theo mà không bị hết ngón tay hoặc phải nhảy hoặc vặn ngón tay từ vị trí này sang vị trí khác.
2. Học cách đọc văn bản âm nhạc
Hãy bắt đầu bằng việc học các nốt nhạc! Đây là cách học tốt nhất để bạn liên kết các nốt nhạc trên văn bản với các phím trên đàn Piano. Tập thói quen nhìn lên ký hiệu hơn là nhìn xuống tay. Ở những bài học căn bản ban đầu, việc này rất đơn giản vì bạn không phải di chuyển bàn tay lướt trên các vị trí phím đàn khác nhau.
Bạn cần học đàn 5 nốt ở tay phải và sau đó là 5 nốt ở tay trái trong cùng một buổi, vì nhiều người tập trung quá lâu để tập nốt bên tay phải nên cảm thấy gặp khó khăn khi tập nốt với tay trái. Học cả hai cùng một lúc làm cho điều này ít có khả năng xảy ra hơn rất nhiều.
Ngoài ra, học đọc văn bản âm nhạc cũng liên quan đến việc học các giá trị của nốt - một nốt có giá trị bao nhiêu nhịp, học về các dấu hóa báo hiệu các sắc thái như: nốt nào nên được đánh mạnh hay nhẹ, nên chơi mượt mà hay chơi theo từng nốt ngắn tách rời, các dấu chuyển từ phần này sang phần tiếp theo, dấu lặp lại... Tất cả những "Lý thuyết âm nhạc/ Nhạc lý" này rất quan trọng và cần thiết và bạn sẽ thấy mình tự động học những điều này khi học piano.
3. Học cách bấm các hợp âm
Sau khi bạn đã thành thạo nhạc lý và có thể bàn các nốt trên cả 2 tay, bạn hãy học cách bấm các hợp âm căn bản. Hợp âm là các nhóm có 3 nốt nhạc, hầu hết các bài hát đều được sáng tác dựa trên các hợp âm này. Có tổng cộng 24 hợp âm cơ bản, trong đó bao gồm 12 hợp âm chính và 12 hợp âm phụ.
Khoảng cách giữa các nốt trong hợp âm giống nhau, nếu bạn học hết tất cả các hợp âm thì bạn có thể chơi rất rất nhiều bản nhạc trong thời gian ngắn. Bạn có dùng "Biểu đồ hợp âm" để chơi hầu hết các bài hát. Nếu bạn có khả năng cảm âm tốt và nghe đoán được hợp âm, bạn thậm chí có thể nhận biết được các nốt nào tạo nên giai điệu và hợp âm trong bài hát đó. Nếu bạn không thể cảm âm được, hãy học đọc các nốt nhạc trong văn bản.
4. Học cách rải hợp âm
Các hợp âm trong tất cả các bản nhạc có khi là các nhóm ba nốt chắc chắn hoặc là các hợp âm được rải - nghĩa là ba nốt của hợp âm được chơi lần lượt thay vì tất cả cùng nhau. Sự kết hợp của các hợp âm này tao nên những khuôn mẫu giai điệu cho bài nhạc, giúp bạn ghi nhớ, yêu thích và phân biệt được các bản nhạc khác nhau.
Xem tiếp phần 2...
Đăng nhận xét