• Home
  • Phương pháp giúp học piano tiến bộ vượt bậc

Phương pháp giúp học piano tiến bộ vượt bậc

PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC PIANO TIẾN BỘ VƯỢT BẬC


Bạn vừa đăng ký học piano và không biết bắt đầu từ đâu? Hay bạn đã chơi nhiều năm nhưng dường như không có dấu hiệu cải thiện nào? Đó là vì bạn chưa biết cách học piano đúng.


Những người chơi piano - cho dù họ là chuyên gia hay nghiệp dư - luôn mong muốn trở thành một nhạc sĩ và nghệ sĩ dương cầm với kỹ năng chơi piano tốt hơn. Cho dù bạn đã tham gia các bài học piano trong nửa thập kỷ hoặc chưa từng học qua piano, cải thiện kỹ năng và tiến bộ mỗi ngày là chìa khóa để học piano tốt. Từ việc cải thiện sức mạnh ngón tay để không ngừng thử thách bản thân, dưới đây là một vài cách khác nhau để bạn có thể trở thành một người chơi đàn piano tốt hơn.


1. Quản lý thời gian học piano của bạn

Nếu bạn là loại người tập piano bất cứ khi nào bạn có thời gian rảnh, điều này là lý do tại sao bạn không thấy nhiều cải thiện trong việc học piano của mình. Bạn cần đề cao việc học piano, và đưa việc tập luyện piano lên đầu danh sách công việc mỗi ngày của bạn. Bạn nên lên lịch một thời gian mỗi tuần để ngồi xuống và học Piano. Cho dù bạn học piano mỗi thứ Hai, thứ Tư và thứ Sáu từ 6 đến 8 giờ tối, hoặc mỗi ngày trong tuần trong một giờ, hãy cố gắng không cho phép bất cứ điều gì ngăn cản việc học piano của mình. Cam kết với chính bản thân về thời gian học piano cũng quan trọng để cải thiện khả năng chơi piano của bạn giống như việc tìm được đúng giáo viên piano giỏi. Nếu bạn thấy mình có thêm thời gian, hãy dành thêm một giờ cho thói quen học piano của bạn.

Học piano đều đặn mỗi ngày cho kết quả tốt
Học piano đều đặn mỗi ngày cho kết quả tốt

2. Tập nhìn bản nhạc văn bản và đọc nhẫm

Việc ngồi xuống và tập luyện cùng một bản nhạc cho đến khi bạn chơi nó một cách hoàn hảo thực sự là một cách hay để học piano, nhưng bạn hãy cố gắng nhìn và đọc nhẫm các nốt nhạc trong những bản nhạc bất kỳ. Khi thực hành đọc nhẫm, bạn đừng lo lắng quá nhiều về việc phạm sai lầm. Đơn giản chỉ cần chơi bài nhạc từ đầu đến cuối để hoàn thiện khả năng chơi piano tốt nhất có thể, và tập luyện một vài lần nữa như một phương pháp học piano tốt. Nhìn và đọc nhẫm Không chỉ cải thiện kỹ năng ngẫu hứng của bạn, mà còn là điều cần thiết cho những người quan tâm đến việc tham gia một ban nhạc hoặc dàn nhạc giao hưởng. Khi bạn phạm đọc sai các nốt nhạc trong một đoạn nhạc nào đó, đừng xem chúng như một sự thất vọng hay gánh nặng. Nếu bạn coi những sai lầm là một phần quan trọng trong quá trình học tập, bạn sẽ thấy rằng việc luyện tập piano sẽ trở nên thú vị hơn.

3. Đánh đàn piano với tốc độ chậm

Quá nhiều người mắc sai lầm rằng đánh giá trình độ thực sự của một người đánh đàn piano là dựa vào tốc độ họ có thể chơi nhanh như thế nào. Trong khi đó, việc chơi piano với tốc độ nhanh chỉ phù hợp với một số bối cảnh nhất định. Hơn nữa, những người đánh đàn piano quá nhanh có thể bỏ lỡ một số nốt nhạc và chơi piano một cách cẩu thả. Nếu bạn thấy mình bỏ sót một vài nốt nhạc trong một đoạn nhạc nào, đừng vội vàng cho qua đoạn đó càng nhanh càng tốt – hãy điều chỉnh thiết bị đếm nhịp chậm lại, đàn chậm lại và thực hành nó cho đến khi bạn đàn đúng. Dù bạn có nắm rõ bản nhạc piano của bạn đến mức nào, hãy chơi bản nhạc đó ở một tốc độ chậm khoàng ba hoặc bốn lần. Hãy thử nghĩ xem, làm thế nào bạn có thể mong đợi mình có thể chơi một bản nhạc với tốc độ nhanh khi mà bạn không thể chơi nó ở một tốc độ chậm lại?

4. Hãy thử thách bản thân

Điều này nghe có vẻ nực cười, nhưng bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng thực sự có vô số nghệ sĩ dương cầm không ngừng thử thách bản thân dù họ đã trở nên thành thạo khi chơi nhạc cụ. Cũng giống như một người tập thể hình phải nâng tạ nặng hơn để mạnh mẽ hơn, người chơi đàn piano phải liên tục chơi những bản nhạc khó hơn và thường xuyên hơn nữa để hoàn thiện hơn kỹ năng chơi piano của mình. Nếu bạn không chắc chắn nên chọn bản nhạc nào để thử thách bản thân, hãy hỏi người hướng dẫn của bạn. Họ sẽ biết rõ hơn bất cứ ai về điểm mạnh và điểm yếu của bạn, và họ sẽ có thể chọn một tác phẩm đầy thách thức nhưng không phải là không thể chơi được. Ví dụ, nếu bạn đang gặp vấn đề với tay trái của bạn, họ sẽ có thể chọn cho bạn một bản nhạc tập trung chủ yếu ở bàn tay trái.

Thiên tài Piano luôn không ngừng thách thức bản thân
Thiên tài Piano luôn không ngừng thách thức bản thân

5. Thực tế hóa mục tiêu học piano của bạn

Cho dù mục tiêu của bạn là trở thành một bậc thầy về pinao hay chỉ cần ghi nhớ bản nhạc piano mới học từ đầu đến cuối, hãy đảm bảo mục tiêu bạn đang đặt là thực tế. Nếu bạn đang mong muốn trở thành một thiên tài chơi đàn piano xuyên đêm, hãy suy nghĩ lại. Để chơi nhạc cụ tốt đòi hỏi phải học thật chăm chỉ, cống hiến và luyện tập nhiều. Chúng ta chỉ là con người và chúng ta có xu hướng mơ ước lớn. Nếu bạn đang đấu tranh để đạt được mục tiêu của mình, hãy dành một chút thời gian để đánh giá lại chúng. Tạo một danh sách và đưa nó cho giáo viên piano của bạn. Họ biết rõ hơn bất cứ ai về kỹ năng hiện tại của bạn, và sẽ có thể xác định xem mục tiêu của bạn là thực tế hay quá cao xa.

6. Chơi các tác phẩm piano cổ điển

Nếu bạn nghĩ rằng "âm nhạc cổ điển thật nhàm chán", hãy nghe chúng tôi. Âm nhạc cổ điển có thể không phải là thể loại âm nhạc thú vị nhất để học và chơi piano, nhưng nó luôn là thể loại âm nhạc rất đòi hỏi về mặt kỹ thuật rất cao. Khi bạn bắt đầu học chơi piano với vào một số văn bản âm nhạc phức tạp hơn, bạn sẽ bắt đầu thấy những cải tiến về khả năng kỹ thuật chơi đàn piano của mình. Âm nhạc cổ điển không chỉ thiết lập và mở rộng cho bạn một nền tảng cơ bản vững chắc và nhiều màu sắc, mà nó còn mang lại những thách thức giúp bạn trở thành một nghệ sĩ piano thực thụ. Nếu bạn chưa bao giờ chơi nhạc cổ điển trước đây, các tác phẩm của Bach và Chopin sẽ rất tốt để bạn bắt đầu với nhạc cổ điển. Chỉ cần đảm bảo việc chọn ra các bản nhạc piano đầy thử thách cho việc học piano của bạn, bởi vì, sau cùng, kỹ năng chơi piano của bạn sẽ không thể tiến bộ nếu bạn chỉ chơi những gì bạn đã biết.

7. Thực hành chơi piano ở nơi công cộng

Là một nghệ sĩ dương cầm, điều quan trọng là bạn quen với việc chơi đàn piano trước công chúng mà không cảm thấy quá hồi hộp. Nếu bạn có một buổi biểu diễn hoặc tái diễn trong tương lai gần, hãy chuẩn bị cho ngày trọng đại bằng cách giới thiệu một buổi biểu diễn nhỏ cho bạn bè và gia đình của bạn. Cho dù bạn chơi cho đối tượng là một người hay một tram người, thì cảm giác thoải mái khi trình diễn là chìa khóa thành công cho bất kỳ buổi biểu diễn nào. Sau khi bạn cảm thấy thoải mái khi biểu diễn cho cha mẹ, hãy mời một số người anh em họ hoặc bạn bè tham gia một buổi biểu diễn nhỏ của cá nhân bạn. Từ đó, bắt đầu biểu diễn tại các sự kiện riêng tư, bao gồm tiệc Giáng sinh, dã ngoại hoặc các hoạt động của trường. Cuối cùng, việc chơi piano trước mặt người khác sẽ không còn là vấn đề gì lớn đối với bạn.

Thực hành biểu diễn piano nơi đông người
Thực hành biểu diễn piano nơi đông người


Tìm hiểu về khóa học nhạc tại trường nhạc SMS:

Xem thêm các thông tin về khóa học và hoạt động của trường tại trang Facebook: https://www.facebook.com/truongnhacsms/

Liên hệ tư vấn: 090.464.2739 (Mr. Vinh)

Đăng nhận xét

Bài Viết Mới

[latest][5][recentright]

Câu Hỏi Thường Gặp

Lịch học của các môn năng khiếu tại Trường Nhạc SMS như thế nào?
Lịch học linh động theo thời gian của học viên (trong giờ hoạt động hàng ngày của trường) Thứ 2 - Thứ 7: 8:00h - 11:00h (Sáng) & 15:00h - 20:00h (Chiều) Chủ nhật: 8:00h - 11:00h (Sáng)
Một khóa bao gồm bao nhiêu buổi học?
Một khóa kéo dài 3 tháng, bao gồm 24 buổi học, mỗi buổi kéo dài 60 phút. Trung bình sẽ học 2 buổi/ tuần
Học viên có thể đăng ký học thử 1 buổi không?
Có. Học viên sẽ được học thử 15 phút miễn phí. Đối với nhu cầu học thử 1 buổi (60 phút), học viên sẽ đóng phí là 500.000đ
Phụ huynh và học viên có thể đến thăm quan trường không?
Trường Nhạc SMS luôn chào đón quý phụ huynh và học viên đến tham quan các phòng học và khuôn viên trường tại tất cả các cơ sở của trường
Trẻ em nên bắt đầu học âm nhạc ở độ tuổi nào?
Trẻ em càng được tiếp xúc với âm nhạc sớm thì càng tốt vì âm nhạc có thể giúp các bé phát triển toàn diện về trí não và xây dựng một tâm hồn đẹp, tính cách tốt. Tuy nhiên, để học chơi một nhạc cụ đạt hiệu quả tốt, các bé cần bắt đầu ở độ tuổi nhất định như sau: 3.5 tuổi: có thể bắt đầu học Piano, Organ 5 tuổi: có thể bắt đầu học tất cả các loại nhạc cụ